Interviews form the basic selecting criteria for most large companies. However, some people think that the interview is not a reliable method of choosing whom to employ. To what extent do you agree or disagree?
🌿 Bước 1: Đọc hiểu đề bài
Đề bài hỏi: Liệu việc 'interview', phỏng vấn ứng viên, có phải là một cách tốt để công ty tìm được ứng viên phù hợp hay không?
➡ Dựa trên kinh nghiệm 'thực chiến' của team academic IELTS 1984, trong quá trình tuyển dụng, chúng mình thấy phỏng vấn nhất định là một phần không thể thiếu để công ty và ứng viên hiểu về nhau hơn.
Do đó, trong bài essay này, chúng mình cho rằng: mặc dù phỏng vấn không phải là một phương pháp hoàn hảo và có một vài bất lợi nhỏ, nó vẫn là một cách đáng tin cậy để doanh nghiệp tìm được ‘đồng đội’ phù hợp.
🌿 Bước 2: Lên idea và cách lập luận
Bài này chúng mình viết theo kiểu 40/60 (Balanced Approach), và cách lập luận của IELTS 1984 như sau:
Body 1
Phải thừa nhận là phỏng vấn vẫn có một vài điểm bất cập:
- Idea 1: Quyết định của người phỏng vấn có thể bị ảnh hưởng bởi thành kiến cá nhân.
- Idea 2: Hình thức phỏng vấn vấn đáp truyền thống không phản ánh được trọn vẹn kỹ năng của ứng viên.
Body 2:
Mặc dù vẫn còn vài hạn chế đã nêu ở trên, hình thức phỏng vấn vẫn có thể cho người tuyển dụng thấy được nhiều khía cạnh của một người ứng viên qua:
- Idea 1: Các cách phỏng vấn mới lạ và sáng tạo như câu hỏi về tình huống hoặc kiểm tra kỹ năng chuyên môn.
- Idea 2: Những phẩm chất tốt mà không thể đánh giá được qua CV như sự đúng giờ, thái độ, văn hóa làm việc.
🌿 Bước 3: Phát triển ý cho Body 1
Các điểm bất lợi của phỏng vấn:
(Câu 1) - Topic sentence: Có hạn chế liên quan đến việc đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân (personal judgement) của người phỏng vấn và sự khó khăn trong việc đưa ra đánh giá công bằng (fair evaluations)
(Bất lợi 1): Nhà tuyển dụng có thể có quan điểm thiên vị (hold biased views) đối với ứng viên chỉ dựa trên nền tảng học vấn (academic background) của họ trong quá trình lọc CV (CV screening process) hoặc qua ấn tượng ban đầu (first impressions).
➡ (Tác động): Sự đánh giá vội vàng này (hasty judgments) có thể dẫn đến việc đánh giá không công bằng và khiến công ty tuyển dụng nhầm phải ứng viên không phù hợp.
(Bất lợi 2): Người phỏng vấn thường khó đánh giá chính xác năng lực tổng thể (overall competence) của ứng viên chỉ qua hình thức hỏi-đáp (question-and-answer format) truyền thống.
➡ (Lý do): Một số ứng viên có thể trả lời tốt trong buổi phỏng vấn, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ sẽ làm tốt công việc.
➡ (Tác động ): Phương pháp phỏng vấn này cũng có thể bỏ sót những ứng viên phù hợp (overlooking qualified applicants) nếu họ bị bất ngờ (are thrown off) bởi những câu hỏi lạ hoặc không ngờ tới.
🌿 Bước 4: Phát triển ý cho Body 2
Những cái lợi lớn hơn mà phỏng vấn có thể đem lại được:
(Câu 1) - Topic sentence: Những hạn chế đã đề cập có thể được khắc phục bằng các phương pháp sáng tạo, như câu hỏi tình huống (scenario-based questions) hoặc đánh giá dựa trên năng lực (competency-based assessments).
(Lợi ích 1): Các cách phỏng vấn mới lạ có thể giúp các công ty đánh giá được những kỹ năng không thể hiện được trên hồ sơ, vì ứng viên sẽ có nhiều cơ hội hơn để thể hiện khả năng của mình (demonstrate their skills).
➡ (Ví dụ): Một lập trình viên có thể được hỏi về kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving approach) cho một thử thách về lập trình, qua đó thể hiện kiến thức chuyên môn (showcase technical knowledge) và kỹ năng phân tích (analytical skills) của họ.
➡ (Tác động): Điều này giúp các công ty nhận diện và tuyển dụng được những cá nhân có năng lực, từ đó giảm thời gian đào tạo và chi phí vận hành (overhead costs).
(Lợi ích 2) Những phẩm chất đáng giá (desirable qualities) của ứng viên như sự đúng giờ hay tự tin có thể được đánh giá kỹ lưỡng thông qua thái độ của họ hoặc kiểm tra tham chiếu (reference checks).
➡ (Tác động): Nhà tuyển dụng có thể xác định xem ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty (culturally suited) và có khả năng gắn bó lâu dài (commit to the company long-term) hay không, giúp giảm thiểu sự thay đổi nhân sự (minimizing changes in personnel).
--->>> Vậy là mình đã xong 1 bài essay rồi, tuy trông rất nhiều chữ, nhưng việc viết Essay thật ra là đơn giản nếu mình hiểu bản chất mọi việc, hiểu về essay structure, cách lập luận và triển khai ý tưởng nhé mọi người. Mình học đúng cách, đúng phương pháp là ổn hết nhen!! <<<---
SAMPLE
Interviews form the basic selecting criteria for most large companies. However, some people think that the interview is not a reliable method of choosing whom to employ. To what extent do you agree or disagree?