Năm 2010, mình thi IELTS 7.0. Năm 2015, mình tốt nghiệp Thạc sĩ loại giỏi ở Anh, nhưng vẫn không tự tin với tiếng Anh mình sử dụng. Mình luôn có cảm giác 'không chắc chắn' mỗi khi viết câu, 'không chắc chắn' mỗi khi đọc bài, không chắc là viết câu đã 'đúng' ngữ pháp chưa hay đọc bài thì đã hiểu đúng ý tác giả chưa.
Lớp 6 mình mới tiếp cận tiếng Anh lần đầu, học về cấu trúc huyền thoại 'Hello, I'm fine, thank you, and you?'. Sau đó trong suốt thời gian học phổ thông, tiếng Anh với mình đồng nghĩa với làm bài tập sách 'Mai Lan Hương'. Nó ám ảnh đến mức khi tới London nhìn tháp Big Ben trong thực tế, mình không thấy nó đẹp chút nào mà chỉ thấy ám ảnh do nó được in trên bìa sách 'Mai Lan Hương'.
Với nền tảng lõm bõm như thế, lên đại học mình tự ôn IELTS và đạt 7.0 trong lần thi đầu tiên năm 2010. Sau khi tốt nghiệp đại học, mình sang Anh học thạc sĩ và đối diện với khối lượng paper (bài báo khoa học) phải đọc và viết là rất nhiều (riêng khoá luận đã 14.000 chữ). Tuy nhiên, sau khi về nước, mình vẫn luôn có cảm giác 'không hoàn toàn tự tin với tiếng Anh', như khi sếp giao viết report bằng tiếng Anh mình vẫn không chắc '100% là mình đúng ngữ pháp'.
Sau đó, tình cờ có một bước ngoặt xảy đến với mình, khi một người bạn giới thiệu cho mình một người thầy rất giỏi. Thầy mở các lớp dạy kèm buổi tối ở trường Marie Curie để 'xây gốc' tiếng Anh. Do mình có định hướng muốn làm giáo viên, nên đã dành hẳn cả một năm trời chỉ để 'xây gốc' lại với thầy, dù đã dùng tiếng Anh rất nhiều năm.
Thầy dành trọn vẹn 1 năm trời để dạy mình về 'syntax' (cú pháp), về các bộ phận trong câu và cách chúng liên kết với nhau để tạo thành một câu văn hoàn chỉnh. Và sau khi hiểu rõ về syntax trong tiếng Anh, mình gần như 'vỡ oà'. Khi mình thực sự hiểu là một câu tiếng Anh rất đơn giản, được cấu tạo từ các clause (mệnh đề), hiểu rõ về các loại mệnh đề, thì việc viết câu & đọc hiểu trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
===> Mình ước mình đã hiểu về syntax sớm hơn, và mình nhận ra là cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ gì đó là hãy 'hiểu rõ nó', hiểu rõ từ 'gốc'. Và với riêng bản thân mình, 'gốc' tiếng Anh quan trọng nhất là hiểu cơ bản về cú pháp của một câu văn tiếng Anh. Khi mình tường minh về cấu trúc câu, mình sẽ tự tin hơn hẳn khi viết, đọc. Và khi viết & đọc tự tin thì học nghe & nói cũng sẽ tự tin hơn. <===
Sau khi 'ngộ' ra là 'hiểu rõ vấn đề sẽ giúp xoá tan nỗi sợ', mình cùng các bạn giáo viên tại IELTS 1984 đã thiết kế nên chương trình khoá nền tảng ROOT & TRUNK (khoá Pre-IELTS & IELTS Foundation tại 'Tám Bốn'), tập trung vào dạy bản chất cấu trúc câu, để giúp thật nhiều bạn học viên cùng hiểu rõ tiếng Anh. Và từ đó xoá đi nỗi sợ, tự tin sử dụng ngôn ngữ vì thật ra nó không có gì quá khó cả.
Chúng mình mong là các bạn cũng sẽ có những giây phút 'vỡ oà' nào đó trong quá trình học. Mình nhận ra 'à thật ra mọi thứ không khó gì cả'. Mình cùng nhau giỏi tiếng Anh hơn mỗi ngày, và thi IELTS đạt band hết nha ❤️
P.S. Đây là quan điểm từ riêng góc nhìn của thầy Nguyên, giáo viên tại IELTS 1984. Do chúng mình mỗi người đều có một cách học khác nhau nên nếu mọi người có góc nhìn khác phù hợp hơn, thì hãy chia sẻ dưới mục comment cùng chúng mình nhé ❤️
-----
Copyright © 2024 IELTS 1984. All Rights Reserved. Our content (including text, photos and videos) is protected by DMCA.