IELTS Writing Task 2

Đề thi ngày 03/06/2023 - Topic: Family

Không chỉ là bài mẫu! IELTS 1984 hướng dẫn bạn chi tiết từng bước viết bài IELTS Writing, từ số 0.
img

IELTS1984

Share

Copy Link

Thumbnail Task 2 030623

If old people are no longer physically, mentally or financially able to look after themselves, younger family members should be legally responsible for supporting them. To what extent do you agree or disagree?

1. Idea

Đây là dạng ‘To what extent do you agree or disagree’, dạng phổ biến nhất trong kì thi IELTS. Bài này chúng mình tập trung tranh luận là nếu người già không còn khả năng (về thể chất/ tài chính) để chăm sóc chính mình, thì luật pháp nên bắt buộc người trẻ phải chăm sóc người già. 

Mình lưu ý keyword quan trọng nhất của bài này là ‘legally responsible’, tức là mình tập trung tranh luận khía cạnh luật pháp quy định, chứ đừng nhầm sang là ‘có nên chăm sóc người gia hay không’. 

Quan điểm của chúng mình là ‘disagree’, ‘không nên quy định vô luật’

Để cấu trúc bài essay thể hiện ý ‘disagree’ thì hơi khó 1 chút. Trong body 1, mình sẽ bàn về ‘cái lợi’ của việc bắt buộc chăm sóc người già, nhưng ‘cái lợi’ này không phải là quan điểm của mình, mình đóng vai ‘ngôi thứ 3’, mình nói ‘ah, những người ủng hộ luật pháp quy định chăm sóc người già, họ nghĩ như vầy nè…’.

Trong body 2, mình nói ‘Nhưng quan điểm của tôi là không nên bắt buộc nha, vì lý do X & Y như này….’. 

Body 1

Những người ủng hộ việc ‘luật pháp quy định việc chăm sóc người già’, họ đưa ra lý do là: chăm sóc người già là truyền thống xã hội, hồi giờ ai cũng làm vậy (ở xã hội phương Đông).

Body 2

Quan điểm của tôi là không ủng hộ ý kiến của đề bài. Lý do là: làm vậy người trẻ sẽ chăm sóc vì ‘nghĩa vụ’ chứ không phải vì ‘tình thương’, rồi chính người già sẽ cảm thấy đau khổ. Và hai là, chính phủ nên đứng ra đảm nhiệm việc chăm người già, chứ không nên bắt buộc người trẻ phải làm.

Tại sao body 1 mình phải đóng vai ‘ngôi thứ 3’?

Trong body 1 mình đóng vai ngôi thứ 3 để tránh mâu thuẫn với body 2, mình vẫn có thể discuss được idea ngược với quan điểm (trong body 2), nhưng bài essay không bị mâu thuẫn trong lập luận, vì quan điểm ở body 1 là của ‘người khác’, không phải của mình.

2. Phát triển ý

Phát triển ý bài này khó nhất là ở body 1, khi mình chỉ có đúng 1 supporting idea duy nhất là ‘truyền thống xã hội’, làm sao viết cả 1 body chỉ với đúng 1 ý này.

Body 1

Câu 1 là topic sentence, mình đưa ra lý do là ‘traditions and societal norms’. 

=> Câu 2 bài này khá hiển nhiên mình phải cho ví dụ, vì việc chăm sóc người già thường phổ biến hơn ở xã hội phương Đông chúng mình.

=> Câu 3 là thú vị nhất, đây là 1 cách ‘chống bí ý’ quan trọng, các bạn hãy nói là ‘nếu mà không có X thì sao’, nếu mà ‘không bắt buộc chăm người già thì sao…’ => thì có hại là sẽ có ‘bất ổn xã hội’.

=> Câu 4 mình chốt hạ là ở xã hội phương Đông thì có ghi vô luật thì cũng chỉ là ‘luật hoá’ cái việc mà cả xã hội đang làm rồi.

Body 2

Do có 2 supporting idea nên phần phát triển ý khá đơn giản.

  • Ở ý 1 mình đưa ra ‘impact’, tác hại của việc ‘luật hoá’ chuyện chăm sóc người già. 
  • Ở ý 2, mình nói ‘chính phủ nên đứng ra lo việc chăm sóc người già’. Phát triển ý bằng cách nói ‘chính phủ làm việc đó như thế nào?’ => chính phủ có thể đánh thuế lên người giàu để có tiền lo cho người già.

3. Paraphrasing 

Người già và người trẻ, mình có thể paraphrase thành:

  • Younger/older/elder individuals
  • Younger/older people
  • The elderly / the youth (chỉ toàn bộ giới trẻ) 

'Bắt buộc theo luật’, mình có thể diễn đạt thành:

  • Be legally mandatory (adj)
  • A legal obligation (noun)

4. Vocabulary

Topic này có rất nhiều cụm hay về ‘family’ và ‘culture’, mọi người note học thêm nha.

  • Traditions // societal norms: Truyền thống xã hội
  • Carry the responsibility of …: Mang trách nhiệm…
  • Longstanding cultural practice: Nét văn hoá lâu đời
  • Foster resentment (among the youth): Mang đến sự phản đối (trong giới trẻ)
  • Social welfare system(s): Hệ thống an sinh xã hội

5. Sample

If old people are no longer physically, mentally or financially able to look after themselves, younger family members should be legally responsible for supporting them. To what extent do you agree or disagree?

Opinions are divided on whether it should be legally mandatory for younger individuals to take care of older family members if the latter are unable to do so themselves. Even though this proposition has its merits in certain respects, I believe it presents several problems and thus should not be universally adopted.

Those advocating for this policy justify their rationale with traditions and societal norms. In many Eastern countries, like China and Japan, younger family members often carry the responsibility of caring for the elderly, especially when they are not physically or mentally capable of taking care of themselves. This longstanding cultural practice has been preserved for generations. The absence of such norms could result in social instability, with the elderly being unwillingly sent to nursing homes against their will or left neglected in their homes. A legal obligation in this environment would only serve to reinforce existing community practices.

However, I do not believe such an obligation should be made universally compulsory. Younger people voluntarily caring for older individuals could result in more positive outcomes, particularly in emotional terms. Forcing them to do so could foster resentment among the youth, and such an attitude may amplify the feeling of uselessness among the elderly, cause mental distress, and ultimately harm their overall well-being. Governments can take a more proactive role in this matter through their social welfare systems. Higher taxes should be imposed on individuals with higher incomes to generate more funding for affordable medical care and accommodation for those in need, rather than directly involving each member of society in doing so.

In conclusion, despite the fact that older people are cared for by younger members of societies in many countries, I contend that such decisions should be made on a voluntary basis. The government, through its tax systems, can provide adequate financial and medical support for disadvantaged elderly individuals. (311 words)

vocabulary | paraphrasing

TA: 8.0
CC: 8.0
LR: 8.0
GR: 9.0
OVERALL: 8.0
Xem bài chấm chi tiết của ex-examiner
Tại đây

Bạn muốn viết một bài IELTS như này, nhưng chưa thể?

Nếu bạn đã học IELTS nhiều, nhưng vẫn không tiến bộ, vẫn mù mờ về việc viết câu, viết essay hoặc đọc hiểu chưa tốt, có thể do mình chưa có cách học đúng.

Nếu vậy, bạn có thể tìm hiểu về phương pháp Học Bản Chất tại IELTS 1984 nhé.

Thảo luận
Địa chỉ: Building 213/9 Nguyễn Gia Trí, Phường 25 Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Email: Admin@ielts1984.vn

Công ty Cổ phần Giáo dục Anh ngữ Quang Minh - giấy chứng nhận doanh nghiệp số 0316610266 - Nơi cấp: Sở KHDT TP.HCM

Trung tâm ngoại ngữ Tám Bốn - Quyết định cho phép hoạt động giáo dục số 3098/QĐ-SGDĐT - Nơi cấp: Sở GDĐT TP.HCM

DMCA.com Protection Status
    Review
    Tổng hợp bài mẫu
    Học bản chất