[Cùng viết Essay từ số 0]
Đề thi ngày 03/6/2023
Bài viết thuộc tạp chí IELTS Insights - Tạp chí ĐẦU TIÊN giải đề hàng tháng, chi tiết từ số 0
If old people are no longer physically, mentally or financially able to look after themselves, younger family members should be legally responsible for supporting them. To what extent do you agree or disagree?
Trong bài Task 2 lần này, tụi mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về dạng đề “đồng ý hay không đồng ý" một quan điểm nào đó, đây là dạng đề rất hay gặp trong các đề thi IELTS mọi người hen. Đối với dạng đề này sẽ không có đúng hoặc sai, mà quan trọng hơn hết là mình có supporting idea để ủng hộ cho quan điểm của chính mình. Mọi người cùng theo dõi cách tụi mình đưa ra quan điểm để viết cho đề thi ngày 3/6/2023 + bài chấm của cựu giám khảo bên dưới nha.
IDEA
Đây là dạng ‘To what extent do you agree or disagree’, dạng phổ biến nhất trong kì thi IELTS. Bài này chúng mình tập trung tranh luận là nếu người già không còn khả năng (về thể chất/ tài chính) để chăm sóc chính mình, thì luật pháp nên bắt buộc người trẻ phải chăm sóc người già.
Mình lưu ý keyword quan trọng nhất của bài này là ‘legally responsible’, tức là mình tập trung tranh luận khía cạnh luật pháp quy định, chứ đừng nhầm sang là ‘có nên chăm sóc người gia hay không’.
Quan điểm của chúng mình là ‘disagree’, ‘không nên quy định vô luật’. Để cấu trúc bài essay thể hiện ý ‘disagree’ thì hơi khó 1 chút.
Trong body 1, mình sẽ bàn về ‘cái lợi’ của việc bắt buộc chăm sóc người già, nhưng ‘cái lợi’ này không phải là quan điểm của mình, mình đóng vai ‘ngôi thứ 3’, mình nói ‘ah, những người ủng hộ luật pháp quy định chăm sóc người già, họ nghĩ như vầy nè…’.
Trong body 2, mình nói ‘Nhưng quan điểm của tôi là không nên bắt buộc nha, vì lý do X & Y như này….’.
Body 1: Những người ủng hộ việc ‘luật pháp quy định việc chăm sóc người già’, họ đưa ra lý do là: chăm sóc người già là truyền thống xã hội, hồi giờ ai cũng làm vậy (ở xã hội phương Đông).
Body 2: Quan điểm của tôi là không ủng hộ ý kiến của đề bài. Lý do là: làm vậy người trẻ sẽ chăm sóc vì ‘nghĩa vụ’ chứ không phải vì ‘tình thương’, rồi chính người già sẽ cảm thấy đau khổ. Và hai là, chính phủ nên đứng ra đảm nhiệm việc chăm người già, chứ không nên bắt buộc người trẻ phải làm.
Tại sao body 1 mình phải đóng vai ‘ngôi thứ 3’?
Trong body 1 mình đóng vai ngôi thứ 3 để tránh mâu thuẫn với body 2, mình vẫn có thể discuss được idea ngược với quan điểm (trong body 2), nhưng bài essay không bị mâu thuẫn trong lập luận, vì quan điểm ở body 1 là của ‘người khác’, không phải của mình.
PHÁT TRIỂN Ý
Phát triển ý bài này khó nhất là ở body 1, khi mình chỉ có đúng 1 supporting idea duy nhất là ‘truyền thống xã hội’, làm sao viết cả 1 body chỉ với đúng 1 ý này.
Body 1:
Câu 1 là topic sentence, mình đưa ra lý do là ‘traditions and societal norms’. => Câu 2 bài này khá hiển nhiên mình phải cho ví dụ, vì việc chăm sóc người già thường phổ biến hơn ở xã hội phương Đông chúng mình.
=> Câu 3 là thú vị nhất, đây là 1 cách ‘chống bí ý’ quan trọng, các bạn hãy nói là ‘nếu mà không có X thì sao’, nếu mà ‘không bắt buộc chăm người già thì sao…’ => thì có hại là sẽ có ‘bất ổn xã hội’.
=> Câu 4 mình chốt hạ là ở xã hội phương Đông thì có ghi vô luật thì cũng chỉ là ‘luật hoá’ cái việc mà cả xã hội đang làm rồi.
Body 2:
Do có 2 supporting idea nên phần phát triển ý khá đơn giản, ở ý 1 mình đưa ra ‘impact’, tác hại của việc ‘luật hoá’ chuyện chăm sóc người già. Ở ý 2, mình nói ‘chính phủ nên đứng ra lo việc chăm sóc người già’.
Phát triển ý bằng cách nói ‘chính phủ làm việc đó như thế nào?’ => chính phủ có thể đánh thuế lên người giàu để có tiền lo cho người già.
Các bài viết tương tự
PARAPHRASING
Người già và người trẻ, mình có thể paraphrase thành:
+ younger/older/elder individuals
+ Younger/older people
+ The elderly / the youth (chỉ toàn bộ giới trẻ)
Bắt buộc theo luật, mình có thể diễn đạt thành:
+ Be legally mandatory (adj)
+ A legal obligation (noun)
VOCABULARY
Topic này có rất nhiều cụm hay về ‘family’ và ‘culture’, mọi người note học thêm nha.
+ Truyền thống xã hội: traditions // societal norms
+ Mang trách nhiệm…: carry the responsibility of …
+ Nét văn hoá lâu đời: longstanding cultural practice
+ Mang đến sự phản đối (trong giới trẻ): foster resentment (among the youth)
+ Hệ thống an sinh xã hội: social welfare system(s)
TA: 8.0 CC: 8.0 LR: 8.0 GR: 9.0
Overall: 8.0
Marked by an ex-IELTS examiner
Xem chi tiết bài chấm của cựu giám khảo tại tạp chí số IELTS Insights VOL.02 FULL tại đây